5+ Cách bố trí bếp nhà hàng đẹp, phổ biến được ưa chuộng

Dù cho bạn chọn mô hình bếp nhà hàng lớn hay nhỏ, thì việc bố trí bếp nhà hàng là công việc vô cùng cần thiết. Bạn cần trang bị đầy đủ các thiết bị để việc hoạt động đem lại hiệu quả về kinh tế tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà hàng của bạn.

Giải thích lý do vì sao cần bố trí bếp nhà hàng một cách hợp lý

Nhà bếp được ví như là trái tim của cả nhà hàng, vì chính từ khu bếp đó, thì món ăn được tạo nên làm tăng trải nghiệm ăn uống của khách hàng. Việc xác định được cách bố trí của bếp nhà hàng có thể giúp cho hoạt động của nhà hàng được trơn tru và hiệu quả hơn. Với việc thiết kế có chiến lược, điều này cho phép nhóm nhân viên làm việc tại nhà hàng tạo ra hiệu quả, cũng như có được các bữa ăn chất lượng cao.

Việc khu bếp bị bố trí lộn xộn có thể trở thành một trở ngại trong quá trình làm việc. Khi thiết kế không được đảm bảo thì nhân viên làm việc cũng sẽ không hiệu quả, vì họ phải lo lắng về việc va chạm lẫn nhau, món ăn phải ra lâu. Và khi đó thì thực khách sẽ phàn nàn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không tốt.

Việc bố trí bếp công nghiệp thành công, giúp cho công việc phục vụ trở nên dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu của nhà hàng, cũng như cho phép nhân viên đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của mình.

6 nguyên tắc cần biết khi bố trí bếp của nhà hàng

Có 6 nguyên tắc bạn cần phải nắm được khi bố trí bếp nhà hàng:

  • Định vị vị trí mặt bằng của nhà hàng, để xác định khách hàng của mình ở khu vực nào và vị trí mặt bằng đang có tương ứng ra sao.
  • Khách hàng mà nhà hàng một hướng tới để phục vụ là nhóm đối tượng nào.
  • Món ăn của nhà hàng theo phong cách gì, ví dụ như châu Âu, châu Á, món Nhật, món ý…
  • Xác định lại hình phục vụ là cao cấp trung bình khá hay bình dân.
  • Công suất phục vụ của nhà hàng ở mức độ nào.
  • Mức chi phí có thể đầu tư cho thiết bị bếp, nhân công là bao nhiêu.

Xác định 8 khu vực tối thiểu cần có để bố trí nhà hàng chuyên nghiệp khoa học

Trong quy trình chế biến món ăn trong bếp nhà hàng, sẽ được chia thành một số khu vực để đảm bảo quá trình chế biến và phục vụ trở nên trơn tru và hiệu quả nhất.

Khu tiếp nhận nguyên liệu

Ở khu tiếp nhận này thì thực thực phẩm sống chưa qua chế biến sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và nhận hàng.

khu-tiep-nhan-nguyen-lieu

Khu vực nhập kho nguyên liệu

Bếp nhà hàng cần lưu trữ nhiều loại vật dụng, ví dụ như dụng cụ nấu nướng, chảo, thực phẩm đồ khô hay các thiết lập nơi đặt ly, đĩa, chén, bát. Do vậy mà nhà bếp của nhà hàng còn có các bộ phận lưu trữ riêng biệt, để đáp ứng từng nhu cầu này.

Ví dụ như tủ lạnh để thực phẩm dễ hỏng hay tủ đựng thức ăn riêng cho hàng khô.
Sau khâu kiểm tra thực phẩm sẽ được phân loại và nhập kho, tùy vào tính chất thực phẩm khác nhau mà điều kiện bảo quản cũng sẽ có sự tương ứng.

Khu sơ chế và kho nguyên liệu

Đây là khu chuẩn bị thức ăn đã được sơ chế như rửa, cắt, thái. Thông thường thì khu sơ chế được chia thành su sơ chế thái thực phẩm tươi sống như thịt, cá và một số thực phẩm cần sơ chế khác đó là cắt, tỉa, gọt rau củ quả.

so-che-thuc-pham

Khu sơ chế này thì nên đặt ở gần kho lưu trữ, đầu bếp có thể lấy thực phẩm tươi chuẩn bị đĩa cũng như đưa chúng vào khu vực nấu nướng một cách nhanh chóng.

Thiết bị của khu này bao gồm chậu rửa, máy thái thịt, bàn kệ. Và có rất nhiều công việc dọn dẹp được diễn ra trong nhà bếp, để đảm bảo việc thực phẩm được phục vụ tốt và đảm bảo vệ sinh nhất.

Nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi nhận thấy rằng bạn nên tạo ra các cửa riêng biệt cho từng loại thực phẩm. Ví dụ như rửa thịt riêng, rửa các loại rau củ riêng, rửa bát đĩa riêng để các vết bẩn của bát đĩa không ảnh hưởng đến các thực phẩm sạch khác. Khu vực này cần có bồn rửa và nơi để khô nước.

Khu nấu bếp chính trong nhà hàng

Đây là khu vực nấu ăn chính của nhà bếp, từ món ăn được hoàn thiện nhờ các dụng cụ chuyên dụng như lò nướng, bếp nấu, tủ nấu cơm, bếp chiên. Tương tự như khu sơ chế thức ăn, thì khu nấu ăn có thể chia thành nhiều phần nhỏ, như là chuyên nấu nướng, chuyên nướng, chuyên hấp, chuyên chiên xào.

Vì đây là nơi tạo ra thành phẩm thức ăn để phục vụ khách hàng, nên khu vực này cần đặt ở gần mặt trước của nhà hàng, ở bên cạnh khu vực phục vụ.

Khu phục vụ khách hàng

Khu vực phục vụ này để khách hàng thưởng thức các món ăn và đưa chúng cho người quản lý. Để giao cho thực khách, khu vực này nên có đèn sưởi để giữ ấm thức ăn, đảm bảo chất lượng thức ăn thơm ngon và tươi mới nhất. Khu vực phục vụ này nên càng gần phòng ăn càng tốt, để giảm đi khoảng cách từ nhà bếp cho đến bàn để nhân viên phục vụ nhanh chóng nhất.

Khu vực soạn thức ăn cho bếp nhà hàng

Đây là khu vực cuối cùng của bếp công nghiệp. Nếu như nhà hàng có nhân viên phục vụ thì đây là nơi họ lấy thức ăn và hoàn thành công việc phục vụ khách hàng. Nếu nhà hàng theo mô hình tự phục vụ thì đây là nơi thức ăn được trưng bày sẵn, khách sẽ tự lấy theo khẩu phần và sở thích của cá nhân.
Thiết bị chủ yếu của khu vực này đó chính là các thiết bị inox như bàn soạn thức ăn, chén, đĩa…

Nên bố trí khu này ở ngay trước nhà bếp, ngay sau khu nấu ăn để tiết kiệm thời gian cũng như khoảng cách phục vụ khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn.

Khu vực rửa chén và dụng cụ nhà bếp

Với khu vực rửa vệ sinh trong nhà bếp, thì bao gồm chậu rửa, máy rửa chén, kệ sấy bát, kệ inox để úp dụng cụ. Điều này giúp loại bỏ thực phẩm bẩn, hư, làm sạch dụng cụ trong nhà bếp và có thể sử dụng chậu rửa để rửa đồ dùng, rửa bát bằng máy rửa chén, giúp tốc độ rửa chén đĩa được nhanh hơn.

khu-vuc-ve-sinh-bep

Khu vực này nên đặt gần với nhà bếp để dễ dàng xử lý các thức ăn dư thừa và gần với kho lưu trữ để đổi bếp nhanh chóng làm sạch thực phẩm trước khi nấu.

Diện tích bếp là bao nhiêu để phù hợp với bếp trong nhà hàng?

Nguyên tắc đưa ra đối với bạn đó là nên đành dành 60% không gian cho phía trước ngôi nhà và 40% còn lại cho khu bếp phía sau khu nhà. Nhà hàng của bạn có diện tích là 500 m² thì 300 m² sẽ sử dụng cho khu vực ăn uống và 200 m² còn lại được sử dụng cho căn nhà bếp của bạn.

Cách bố trí bếp nhà hàng hiệu quả và chuẩn khoa học nhất

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, ăn uống khác nhau và diện tích thực tế của nhà hàng thì bạn cần bố trí sao cho phù hợp nhất. Bạn cần quyết định bố cục giúp đầu bếp đạt được hiệu quả nấu nướng cao nhất, có một số cách bố trí cơ bản khi thiết kế bếp nhà hàng và bạn cần áp dụng các nguyên tắc thiết kế này để linh hoạt sắp xếp khu vực sao cho phù hợp và hiệu quả.

Bạn có thể bố trí bếp theo chiều dài của mặt bằng, việc thiết kế này bao gồm một hàng hoặc một trung tâm bắt đầu từ việc chuẩn bị thực phẩm cho đến khi kết thúc bằng cách phục vụ thức ăn và sẵn sàng mang đi phục vụ cho khách hàng của nhà hàng.

Bố trí nhà hàng theo kiểu bếp trung tâm

Đây là cách bố trí để bếp nằm giữa bao gồm lò nướng, bếp chiên nướng, bếp Á, bếp u …sắp xếp thành một khối đặt ở giữa nhà bếp. Các phần khác của nhà bếp đặt dựa vào vách tường, tạo ra dòng lưu thông vòng tròn. Với cách bố trí này tạo ra độ thông thoáng, lưu thông và giám sát tốt hơn, thuận tiện cho việc vệ sinh và lau chùi.

bo-tri-nha-hang-theo-kieu-bep-trung-tam

Cách bố trí này được áp dụng với diện tích bếp rộng, có hình vuông và có thể tùy chỉnh để phù hợp với từng diện tích khác nhau. Ví dụ một nhà bếp có bộ phận bảo quản, sơ chế, rửa cũng như quầy chuẩn bị thực phẩm, dọc theo chu vi và thiết bị nấu ăn bếp ở trung tâm.

Lợi ích của bố trước cách bố trí này đó chính là bếp chính là trung tâm chỉ huy, là điểm thông qua cho tất cả các khu còn lại, tạo điều kiện cho nhân viên giao tiếp phối hợp với nhau rất là ăn ý và theo sát bếp trưởng.

Cách bố trí này phù hợp cho các nhà hàng có không gian bếp rộng rãi, đảm bảo tạo ra không gian, không gây ra trở ngại cho nhóm vận hành của nhà hàng.

Loại hình này phù hợp với những nhà hàng có quy mô lớn, với thực khách từ 500 người trở lên, ví dụ như nhà hàng tiệc cưới hay bếp phục vụ cho các chuỗi nhà hàng.

Bố trí theo kiểu phân khu vực riêng biệt và có vách ngăn

Việc chia các khu vực riêng biệt cho từng loại món ăn riêng biệt, ví dụ một nhà hàng có quầy súp salad, khu thịt chiên, khu nướng riêng. Đây là kiểu nhà bếp được thiết lập theo khối với các thiết bị chính nằm dọc theo vách tường, sắp xếp theo thứ tự tạo ra sự thông thoáng, từ khu rửa chén, khu lưu trữ thực phẩm, khu chế biến và làm cho việc giao tiếp và giám sát trở nên hoàn toàn độc lập.

Lợi ích của kiểu khoanh vùng này chính là áp dụng tốt cho các khu trung tâm thương mại hay các nhà ga, giúp cho nhà bếp có tổ chức và chuẩn bị nhiều món ăn khác nhau trong cùng một lúc. Khi này nhân viên quản lý điều hành sẽ phân chia và phục vụ khách hàng tốt nhất và cũng có thể thuê thêm một đầu bếp chuyên nghiệp cho từng khu vực thay vì một đầu bếp trực tiếp, để tạo ra quy trình nấu nướng và các món ăn theo thứ tự từ đầu đến cuối.

Kiểu bố trí này phù hợp với những nhà hàng có thực đơn đa dạng và nhiều nhân viên. Giúp cho các nhà ga, sân bay, trung tâm thương mại, siêu thị hay các hoạt động lớn như nhà hàng, khách sạn biết phục vụ ăn uống tổ chức sự kiện.

Bố trí bếp theo lối dọc

Đây là mô hình lắp đặt phù hợp với những nhà hàng có thực đơn ít, số lượng phục vụ khách hàng lớn, tối ưu được mặt bằng bố trí bếp nhà hàng khoa học hợn. Đây là lựa chọn để thích hợp với các nhà hàng thức ăn nhanh. Thiết bị bếp được sắp xếp ở trong một khu vực chuẩn bị thức ăn và ở một đầu bên kia là khu vực phục vụ.

Thông qua sự sắp xếp này, cho phép đầu bếp nhanh chóng đưa thức ăn xuống khu vực phụ, ở khu vực sơ chế và lưu trữ có thể được đặt ở phía sau dây chuyền, để tránh xa đường lối đi chung. Từ đó thì hiệu quả đạt được là cao nhất, tạo ra sự thông thoáng cho căn bếp.
Bố trí bếp nhà hàng mở

bo-tri-bep-theo-loi-doc

Việc bố trí bếp nhà hàng mở cho phép khách hàng thấy được hành động được diễn ra ở trong khu bếp. Thông qua đó, việc bố trí nhà bếp công nghiệp nào cũng có thể được hô biến thành một nhà bếp mở, bằng cách hạ bớt đi một bức tường.

Để đảm bảo an toàn cho khách hàng, tốt nhất là bạn nên để các thiết bị đồ ăn nóng càng xa khu phục vụ càng tốt. Phần vách kính ngăn giữa khu vực phục vụ và chỗ của khách cũng là một lựa chọn thông minh để bảo vệ thực phẩm khỏi những cơn hắt hơi hay ho bất ngờ từ phía khách hàng.

Việc bố trí kiểu bếp này tạo ra một không gian tuyệt vời cũng như cơ hội tốt để tối đa hóa không gian nhỏ hẹp. Cách bố trí này thường thấy ở các nhà hàng cao cấp hay các nhà hàng có không gian thương mại nhỏ. Xem đầu bếp chế biến món ăn trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm ăn uống.

Nguyên tắc về việc bố trí bếp nhà hàng

Có rất nhiều lưu ý nhưng có hai lưu ý bạn cần quan tâm nhất trong khi quyết định đó chính là thiết kế đơn giản linh hoạt cũng như đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng.

Thiết kế nhà bếp đơn giản, linh hoạt

Về thiết kế nhà bếp bếp cần phải linh hoạt, gọn nhẹ, tức là sắp xếp lại từng khu vực của nhà bếp, để tạo ra sự thoải mái và hiệu quả nhất cho người đứng nấu. Thiết kế sao cho bếp nhà hàng thân thiện với người sử dụng.

Với nguyên tắc cơ bản đó là nhân viên tiêu tốn năng lượng thấp nhất và hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Thiết kế đơn giản linh hoạt nhưng đầy đủ tiện nghi, từ đó công việc nấu ăn trở nên dễ dàng và cho nhân viên thoải mái thực hiện công việc, để tiếp nhận đủ ánh sáng cho phép nhân viên nhìn thấy những gì họ đang làm một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Diện tích nhà hàng nên tỉ lệ thuận với lượng khách phục vụ.

Cần đảm bảo không gian bếp thông thoáng. Bởi vì trong phòng rất nhiều mùi thức ăn như dầu mỡ hay là nhiệt lượng tỏa ra trong bếp. Chính vì vậy mà bố trí hệ thống thông gió, hút mùi là vô cùng cần thiết, đặc biệt là nhà hàng nướng thì cần trang bị hút khói ngay tại bàn, để không bị bám mùi thức ăn, sau khi rời khỏi nhà hàng.

Điều này đòi hỏi kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong nghề của người thiết kế và thông qua các chuyên gia tư vấn, thì bạn sẽ tính toán được đúng công suất và lưu lượng của toàn khu bếp từ đó lựa chọn từ sản phẩm phù hợp nhất.

Khi bạn lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị nhà bếp với chức năng tương tự thì hãy quan tâm đến việc điện năng tiêu thụ là bao nhiêu, chế độ bảo hành cũng như chi phí lâu dài có tạo ra lợi nhuận tốt hay không.

Đảm bảo an toàn cho khách hàng

Sau việc hoàn tất quy trình thiết kế bếp nhà hàng, thì điều bạn cần chú ý đó là về phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như tìm đến cơ sở y tế gần nhất để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Trên đây AVC Kitchen đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách bố trí bếp nhà hàng sao cho khoa học, chuẩn nhất. Thông qua đó bạn đọc có được cho mình thêm những thông tin hữu ích về cách bố trí bếp, tạo ra không gian thông thoáng, tăng hiệu quả chất lượng công việc, cũng như đem lại cho khách hàng trải nghiệm ăn uống tuyệt vời nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan